Histogram Chart là gì? Phân loại biểu đồ Histogram trong Excel

Histogram Chart là gì? Phân loại & cách vẽ biểu đồ Histogram trong Excel

Biểu đồ Histogram là một phát minh của nhà toán học người Anh, Karl Pearson. Với khả năng thể hiện sự phân bố dữ liệu một cách trực quan. biểu đồ này đóng vai trò quan trọng trong việc thống kê , báo cáo số liệu. Để sử dụng biểu đồ này một cách hiệu quả, bạn cần nắm rõ khái niệm và một vài bước thực hiện cơ bản.

Biểu đồ Histogram là gì?

Biểu đồ Histogram (hay còn gọi là biểu đồ tần suất) là một trong bảy loại biểu đồ thống kê phổ biến, được sử dụng để thể hiện sự phân phối tần suất của một tập dữ liệu. Biểu đồ này được trình bày dưới dạng các cột. Mỗi cột đại diện cho một hạng mục cụ thể. Với chiều cao của cột phản ánh tần số hoặc số lượng điểm dữ liệu trong mỗi nhóm.

Tóm lại, biểu đồ tần suất giúp cung cấp cái nhìn tổng quan về xu hướng và cấu trúc cơ bản của tập dữ liệu thu thập được. Nhờ khả năng thể hiện thông tin một cách tổng hợp, Histogram làm cho việc giải thích và phân tích dữ liệu trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Các loại biểu đồ Histogram

Phân phối chuẩn

Một ví dụ phổ biến của phân phối chuẩn là đường cong hình chuông. Các điểm dữ liệu thường phân bố đều hai bên của giá trị trung bình. Cần lưu ý rằng có nhiều loại biểu đồ khác có thể trông giống như phân phối chuẩn, vì vậy,  việc tính toán và phân tích số liệu là cần thiết để xác định chính xác liệu dữ liệu có tuân theo phân phối chuẩn hay không.

Phân phối lệch

Phân phối lệch là: khi đỉnh của mô hình phân phối lệch về phía một bên.

Phân phối hai đỉnh

Lúc này, biểu đồ trông giống như phần sau của một con lạc đà với hai bướu. Phân phối đa đỉnh thường xuất hiện khi kết quả từ hai quá trình có các phân phối khác nhau được kết hợp trong một tập dữ liệu duy nhất.

Phân phối cao nguyên

Loại phân phối xuất hiện nhiều đỉnh dữ liệu nằm liền kề nhau, nó được hình thành khi có nhiều quá trình thu thập dữ liệu khác nhau.

Phân phối đỉnh cạnh

Qua quan sát, loại này có một đỉnh dữ liệu lớn ở một bên, nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do xuất hiện lỗi trong việc tạo biểu đồ Histogram.

Phân phối lược

Có thể hình dung các thanh biểu đồ Histogram trong phân phối này được xen kẽ cao và thấp.

Phân phối bị cắt

Là loại phân phối trong đó các đuôi của biểu đồ bị cắt ngang do nhà cung cấp chỉ cung cấp dữ liệu ở một phạm vi nhất định.

Phân phối Food Dog

Khi đó, dữ liệu tập trung phân bổ ở hai bên của biểu đồ và có một khoảng trống ở giữa. Tình trạng này thường xảy ra khi doanh nghiệp cung cấp hai loại sản phẩm khác nhau.

Ý nghĩa của biểu đồ Histogram trong quản lý chất lượng

Biểu đồ Histogram là một công cụ hữu ích trong việc mô tả sự phân bố dữ liệu, giúp xác định mục tiêu và đề ra các giải pháp khắc phục. Dưới đây là các ý nghĩa chính của biểu đồ Histogram:

– Trình bày dữ liệu thông qua hình ảnh đồ họa, dễ hiểu.

– Hiển thị các giá trị dữ liệu với tần suất khác nhau.

– Trình bày các dạng và biến thể của dữ liệu.

– Minh họa sự phân phối của dữ liệu.

– Hỗ trợ dự báo hiệu suất của quy trình trong tương lai.

– Giúp xác định những thay đổi cần thiết trong các thông số quy trình.

– Cung cấp câu trả lời cho câu hỏi: “Liệu quy trình có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng hay không?”

Công dụng của biểu đồ Histogram trong cải tiến liên tục

Phân tích sự phân bố tần số

Biểu đồ Histogram đặc biệt hữu ích trong việc phân tích tần suất xảy ra của một hạng mục cụ thể.

Trong hình ảnh mô tả bên dưới, biểu đồ thể hiện số lượng hành vi mua sắm của khách hàng theo các nhóm tuổi khác nhau. Qua quan sát, có thể thấy rằng khách hàng thuộc nhóm tuổi từ 50-70 đã thực hiện lượng mua sắm cao nhất.

Phân tích tính đối xứng của dữ liệu

Thông thường, dữ liệu khi được thu thập thường phân bổ theo xu hướng đối xứng. Sử dụng sơ đồ Histogram, ta có thể quan sát điều này. Khi phân phối không đối xứng xuất hiện, nó có thể lệch trái hoặc lệch phải, điều này cho thấy giá trị trung bình của dữ liệu có thể đang nằm ở đầu hoặc cuối của phạm vi dữ liệu. Dữ liệu không đối xứng thường là dấu hiệu của một vấn đề, chẳng hạn như lỗi dữ liệu hoặc có quá nhiều biến thể. Hình dưới đây minh họa một số ví dụ về phân phối biểu đồ tần suất.

Phân tích sự thay đổi theo thời gian

Biểu đồ Histogram còn có thể được sử dụng để phân tích sự thay đổi kết quả của quy trình theo thời gian. Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng Histogram để theo dõi số lượng sản phẩm lỗi trong mỗi giờ làm việc tại nhà máy. Nếu số lượng sản phẩm lỗi tăng lên theo thời gian, doanh nghiệp cần tiến hành điều tra để xác định nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *